Trang chủ Hosting Domain Top 3 nhà cung cấp tên miền giá rẻ 2022

Top 3 nhà cung cấp tên miền giá rẻ 2022

Đăng bởi Phùng Thắng
0 bình luận 873 lượt xem Tặng quà

Mua tên miền là một trong các bước bạn cần phải làm khi muốn xây dựng muộn website. Trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp tên miền giá rẻ uy tín. Không khó để có thể chọn được cho mình một nhà cung cấp tên miền tốt.

Trên thực tế hầu hết các nhà cung cấp tên miền đều cung cấp luôn cả dịch vụ lưu trữ hosting giá rẻ và ngược lại. Thậm chí các nhà cung cấp hosting như A2hosting còn khuyến mại miễn phí tên miền một năm nữa. Tuy nhiên mình khác những người khác là không khuyên các bạn làm như vậy, vì lý do sau:

  • Tên miền bán ở các nhà cung cấp hosting đắt hơn khi mua ở các nhà chuyên cung cấp tên miền giá rẻ. Bạn được miễn phí năm đầu nhưng từ năm sau trở đi sẽ phải trả cao hơn gần gấp đôi. Tất nhiên là tên miền giá rẻ do vậy chênh nhau cũng chỉ vài đô nhưng khi đã đề cập phải chi tiết.
  • Thứ hai nếu website bạn sau này phát triển mạnh, có doanh thu nhưng bạn lại không muốn phát triển tiếp. Khi đó bạn có thể bán website đi, trường hợp này khá nhiều với những website tiếp thị liên kết. Khi đó nếu tách tên miền và hosting thì bạn chỉ cần bán tài khoản tên miền còn hosting vẫn giữ để dùng được.

Tóm lại theo mình bạn nên mua tên miền của những nhà chuyên cung cấp tên miền giá rẻ còn hosting cũng tương tự. Trong trường hợp bạn làm tiếp thị liên kết, mỗi tên miền bạn nên lập một tài khoản khác nhau để mua để khi muốn bán sẽ dễ dàng hơn.

Cách chọn tên miền cho website của bạn.

Không khó để mua tên miền giá rẻ, tuy nhiên chọn được tên miền phù hợp thì không phải ai cũng biết cách. Dưới đây là một số chú ý khi chọn tên miền để phát triển website tốt nhất.

1. Tên miền dễ nhớ và ngắn gọn.

Tên miền chính là tên thương hiệu của bạn. Do vậy muốn mọi người nhanh chóng ghi nhớ đến bạn thì nên chọn tên miền thật dễ nhớ, vần thì tốt nhất.

Đối với những tên miền Việt Nam, nếu bạn đặt tên quá dài hoặc khi bỏ dấu đi mà đọc thành một cụm từ mạng ý nghĩa khác thì không nên đặt, tránh hiểu lầm.

Đừng đặt tên quá dài, một tên miền dài đồng nghĩa với một tên miền khó nhớ. Tên miền chứ không phải slogan nên chỉ cần đánh đúng tên thương hiệu là đủ.

2. Tên miền quốc tế hoặc quốc gia.

Nên chọn tên miền với đuôi .com, đây là tên miền quốc tế phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi nhất. Luôn luôn ưu tiên dù website của bạn là tiếng Anh hay tiếng Việt đi chăng nữa.

Thực tế với những thương hiệu lớn hoặc với những công ty được thành lập mà tên thương hiệu bị trùng và tên miền .com đã có người đăng ký, họ cũng sẵn sàng mua lại với giá rất cao.

Nếu website của bạn là tiếng Việt, trong trường hợp tên miền .com đã có người đăng ký bạn có thể chọn phần mở rộng là .vn hoặc .com.vn.

Tuyệt đối không nên mua các tên miền có đuôi .info, .biz, .xyz. Hầu hết các tên miền dạng này đều là spam, nếu bạn không muốn tự hạ thấp uy tín thương hiệu của bạn thì nhớ tránh xa nhé.

Việc phần mở rộng là gì cũng ảnh hưởng đến Seo, tên miền .com hay .vn luôn được ưu tiên trong các công cụ tìm kiếm. Bạn có thể tự kiểm chứng bằng cách gõ tìm kiếm Google với những cụm từ bất kỳ.

3. Cấu tạo của tên miền phải chuẩn.

Không nên đặt tên miền có dâu cách hoặc các ký tự đặc biệt. Ví dụ tên miền của mình không nên đặt là thang-phung.com. Đây là cách đặt tên miền được sử dụng rất nhiều trước đây, nhiều người nghĩ đặt vậy để mọi người đọc không bị nhầm, nhưng đó lại là một sai lầm, là một điểm trừ rất lớn.

Không nên thêm những ký tự không liên quan vào tên miền. Ví dụ: thangphungz.com. Cách này được nhiều người dùng trong trường hợp tên miền đã có người đăng ký, buộc họ phải làm như vậy.

Với những blog cá nhân hay website tiếp thị liên kết có thể không ảnh hưởng nhiều nhưng nếu website doanh nghiệp hoặc những công ty muốn phát triển thương hiệu không nên làm thế.

4. Chọn tên miền theo mục đích.

Chọn tên miền theo mục đích sẽ giúp bạn cạnh tranh tốt hơn trên top của Google. Mình ví dụ thế này, với những website chuyên chia sẻ kiến thức về Seo thì sẽ luôn được ưu ái hơn với những website chia sẻ kiến thức tổng hợp.

Nếu bạn chỉ định chia sẻ về Seo thì có thể ưu tiên một số tên như kienthucseo.com, seomutrang.com, seopro.com… trong trường hợp những tên miền này vẫn còn chưa bị đăng ký.

5. Chú ý về thương hiệu và bản quyền.

Mình đã nói nhiều về vấn đề này ở bên trên, hiện nay để chọn được tên miền ưng ý đôi khi phải tìm cả tuần vì tên miền đẹp đều đã được đăng ký hết rồi.

Rất nhiều Fanpage trên mạng xã hội phát triển mạnh nhưng không hề có website, do đó hãy chú ý nếu mua tên miền vô tình trùng với thương hiệu của họ, bạn sẽ phát triển hộ cho người khác đấy. Việc nhầm lẫn thương hiệu không chỉ làm mất khách hàng mà đôi khi còn bị người khác làm giảm uy tín của bạn.

Đăng ký tên miền ở đâu tốt nhất – Top 3 nhà cung cấp tên miền giá rẻ.

Tên miền có giá không cao, những tên miền có giá khoảng 15$/năm là đã được coi là đắt, những tên miền giá rẻ chỉ có giá xấp xỉ khoảng 10$/năm. Do vậy thực tế không có nhiều người quan tâm đến giá của tên miền nhiều, mà họ quan tâm đến uy tín của thương hiệu đó hơn.

Như hầu hết các bài viết khác, mình cũng chỉ chia sẻ tối đa 3 thương hiệu trong một bài viết. Nhiều quá cũng chỉ làm cho bạn thêm bối rối mà thôi. Lựa chọn tên miền chắc cũng đủ đau đầu rồi nên việc lựa chọn nhà cung cấp đừng nên suy nghĩ quá nhiều.

1. Namecheap

Mình đánh giá đây là nhà cung cấp tên miền tốt nhất. Tất cả các tên miền của mình đều được mua ở Namecheap. Chừng đó thôi cũng đủ để thấy sự đánh giá cao của mình về Namecheap là như thế nào.

Một điểm nữa làm cho mình cảm thấy thích ở Namecheap và gắn bó với nó vì giao diện quản lý thân thiện và dễ nhìn. Những ngày mới bước vào nghề thì việc tiếp xúc với một giao diện đơn giản sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

2. Domain.com

Nghe cái tên là đã cảm thấy đây là một nhà cung cấp tên miền rồi. Giống như Namecheap, mình đánh giá rất cao giao diện của Domain, nhìn rất chuyên nghiệp.

Giá của Doamain.com vào khoảng 10$/năm với tên miền .com. Nhìn chung mình thấy Domain.com và Namecheap khá tương đồng, do vậy sự lựa chọn chủ yếu do sở thích của mỗi người.

Một điểm mà mình không thích ở Domain.com là nhà cung cấp này có mức giá baor vệ tên miền rất đắt, gần bằng giá mua một tên miền mới, do vậy tổng giá phải trả cho một tên miền thường cao hơn rất nhiều các nhà cung cấp khác.

3. Namesilo

Đây là nhà cung cấp tên miền rẻ nhất mà mình biết. Với tên miền .com bạn chỉ mất khoảng 7$, giá cả này mình cam đoan là cạnh tranh nhất trên thị trường.

Tuy nhiên điểm làm mình không sử dụng Namesilo chỉ vì một điều duy nhất là giao diện. Namsilo sở hữu giao diện cổ lỗ mà mình không thể nào mà thích nổi. Nhìn giao diện của Namesilo có cảm giác phải đến hơn 10 năm rồi họ không thay đổi giao diện.

Mình là một lập trình viên website do vậy mình thường không đánh giá cao những thương hiệu mà có giao diện website xấu hoặc cổ điển.

Tại sao lại không có Godaddy?

Nếu bạn là một người đã từng đọc rất nhiều bài viết về tên miền trên mạng internet, bạn sẽ có một thắc mắc tại sao không có cái tên Godaddy trong danh sách những tên miền giá rẻ mà mình giới thiệu.

Lý do là Godaddy tuy giá của năm đầu tiên họ chỉ bán 1$ những từ năm thứ 2 giá của họ là 15$, giá này không phải là thấp, thậm chí là cao nhất trong những nhà cung cấp mình biết. Tuy nhiên là Goddady cũng là một nhà cung cấp uy tín nên dùng.

Tại sao không có nhà cung cấp Việt Nam?

Cũng có một số lý do mình không đề cập đến nhà cung cấp Việt Nam nào trong bài viết này bao gồm:

  • Mình luôn khuyến khích mọi người sử dụng tên miền với phần mở rộng là .com, khi mua ở những nhà cung cấp tên miền ở nước ngoài sẽ rẻ hơn. Khi mua ở Việt Nam thì tên miền .com có giá trung bình là 280.000vnđ.
  • Không có một nhà cung cấp nào ( hoặc có thể mình không biết ) của Việt Nam chuyên cung cấp tên miền, tất cả những là cung cấp tên miền mình biết đều là cung cấp dịch vụ hosting là chính.
  • Tên miền .vn có giá cao hơn tên miền .com rất nhiều. Trung bình 295.000vnđ khi mua lần đầu và 355.000 đến 455.000vnđ khi gia hạn trong những năm tiếp theo.
  • Mình chia sẻ kiến thức về viết blog, tiếp thị liên kết… Những hình thức này có thể kiếm được rất nhiều ở thị trường nước ngoài, do đó bạn tập sử dụng những dịch vụ của nước ngoài. Nếu sợ hoặc lo lắng khi phải đối mặt với những dịch vụ không phải của Việt Nam thì rất khó để bạn tiến bộ được.

Bảng giá so sánh của 3 nhà cung cấp tên miền giá rẻ.

Namecheap Domain.com Namesilo
.com8.88(10.98)9.996.99
.net12.98(14.98)12.9911.79
.org12.98(14.98)14.9910.79
.co5.88(23.98)6.9922.69
 Xem chi tiếtXem chi tiếtXem chi tiết

Lưu ý: Giá trong ngoặc là giá gia hạn sau khi hết 1 năm. Đó là giá bạn sẽ phải trả trong các năm tiếp theo.

Giá trên chỉ là giá trung bình phổ biến nhất được bán với những tên miền không quá hot. Trong một vài trường hợp, tên miền càng hot sẽ có giá càng cao. Mình đã từng tìm kiếm trên Namecheap và thấy có những tên miền có giá hàng ngàn đô la.

Lời kết

Bài viết trên đây giới thiệu đến các bạn 3 nhà cung cấp tên miền giá rẻ mà mình thấy bạn nên mua. Sự lựa chọn là do các bạn, bạn có thể mua của một nhà cung cấp hoặc mua ở cả ba nhà cung cấp để dễ dàng mua đi bán lại trong trường hợp cần thiết.

Theo kinh nghiệm làm việc trên mạng nhiều năm, mình thấy không cần phải quá khắt khe trong việc lựa chọn nhà cung cấp tên miền giá rẻ, bạn nên khắt khe trong cách chọn tên miền vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển website.

Nếu bài viết giúp ích cho bạn, hãy chia sẻ nó đến với bạn bè của bạn nhé. Chúc bạn thành công!!!

Tặng quà cho tác giả

Nếu bạn thấy bài viết giúp ích cho bạn, mời mình một ly cafe nhé!

5 1 vote
Đánh giá bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Nhận thông báo qua Email
Thông báo về
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Hãy để lại bình luận hoặc câu hỏi nhé!x