Nội dung bài viết
Những người bán hàng online chắc hẳn luôn muốn học cách lập trang web bán hàng cho riêng mình. Tuy nhiên do không có kiến thức chuyên môn hoặc không thể tìm kiếm được dịch vụ chất lượng để thuê nên không thể thực hiện được.
Thực tế những nền tảng được sử dụng nhiều hiện nay để bán hàng online bao gồm các trang thương mại điện tử lớn, Facebook, Zalo… Tuy nhiên không phải vì thế mà việc lập trang web bán hàng là không cần thiết.
Tại sao bạn cần lập trang web bán hàng?
1. Xây dựng thương hiệu cho chính mình.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy bất kỳ một thương hiệu nào cũng đều sở hữu cho họ một website. Nhất là các thương hiệu đến từ nước ngoài, họ luôn coi việc phát triển thương hiệu online là một ưu tiên.
Cách lập trang web bán hàng sẽ giúp bạn xây dựng và phát triển thương hiệu của chính bạn. Khi một người mua hàng của bạn trên Facebook hay Zalo mà biết bạn có sở hữu website thì họ sẽ tin tưởng bạn hơn rất nhiều.
Thực tế nếu bạn bán hàng online mà không biết cách lập trang web bán hàng thì cũng giống như bạn bán hàng mà không mở cửa hiệu vậy. Không phải ai cũng sẽ tin tưởng thứ mà bạn đang kinh doanh.
2. Không bị phụ thuộc vào các kênh khác.
Bạn đang bán hàng trên các kênh thương mại điện tử hoặc kinh doanh trên Facebook, Zalo tức là bạn đang phụ thuộc vào các kênh đó. Bạn bắt buộc phải chơi theo luật chơi của họ vì bạn hầu như không mất một chút chi phí gì.
Bạn có thể sẽ bị đóng tài khoản, khóa kênh bất cứ khi nào họ phát hiện bạn không tuân thủ quy định của họ. Khi kênh bạn có ít người quan tâm nhưng khi bạn có một kênh với lượng theo dõi mà mua hàng lớn bạn sẽ thấy đó như một thảm họa vậy, bao nhiêu công xây dựng sẽ phải bắt đầu lại từ đầu.
Đó là lý do tại sao bạn nên lập trang web bán hàng cho riêng mình, bạn có thể quản lý và làm tất cả mọi thứ. Tất nhiên không nên buôn bán những gì bị cấm. Những thứ vớ vẩn làm bạn đau đầu chắc chắn sẽ không còn.
3. Giúp phát triển công việc bán hàng đa dạng.
Khi lập trang web bán hàng bạn sẽ có thêm một kênh chất lượng nữa để tiếp cận thêm khách hàng tiềm năng. Càng nhiều kênh bán hàng thì bạn sẽ càng có nhiều cơ hội tiếp cận nhiều người hơn nữa, từ đó tăng doanh thu.
Khi bạn bán hàng trên các kênh mạng xã hội bạn có thể sử dụng nền tảng quảng cáo của các kênh đó. Khi bạn lập trang web bán hàng bạn có thể quảng cáo Google Adword, một kênh quảng cáo cũng rất hiệu quả được phát triển bởi Google.
Cách lập trang web bán hàng sử dụng Wordpress.
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách lập trang web bán hàng sử dụng mã nguồn mở Wordpress. Với Wordpress chúng ta có rất nhiều cách để xây dựng thành một cửa hàng. Được sử dụng nhiều nhất đó là Plugin Woocommerce, một plugin được phát triển bởi Automattic, công ty mẹ của Wordpress.
Woocommerce là một Plugin xây dựng trang web bán hàng mạnh mẽ nhất của Wordpress, phần lớn những trang web bán hàng được xây dựng trên nền tảng Wordpress đều sử dụng Woocommerce. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho chất lượng của Woocommerce.
Lưu ý: Trong bài viết này mình chỉ hướng dẫn các bạn cách lập trang web bán hàng sử dụng Wordpress Woocomerce sao cho bạn có thể xây dựng thành công. Còn mình không đi vào chuyên sâu về Woocommerce được. Woocommerce là một plugin rất mạnh và để học và hiểu rõ tường tận về nó thì có thể viết hàng chục bài viết cũng chưa hết.
Bước 1: Xây dựng website Wordpress.
Bước đầu tiên trong việc hướng dẫn cách lập trang web bán hàng là phải cài đặt thành công website Wordpress. Quá trình này gồm có 2 bước mình đã viết rất nhiều bài viết hướng dẫn quá trình này bao gồm:
Bước 2: Mua Theme Woocomerce.
Khác với những blog cá nhân hay trang web tin tức đơn thuần, những trang web bán hàng có Theme đặc biệt dành riêng cho nó. Bạn có thể không bắt buộc mua Theme nhưng nếu sử dụng Theme miễn phí của Wordpress hoặc Theme blog thuần túy thì cửa hàng của bạn trông sẽ rất xấu.
Bạn có thể tìm kiếm Theme Woocommerce trên Themeforest. Mình đánh giá đây là nhà cung cấp Theme uy tín nhất hiện nay. Khi mua Theme ở nhà cung cấp này bạn thậm chí sẽ không cần đọc tiếp các hướng dẫn bên dưới vì nhà cung cấp sẽ hỗ trợ bạn cấu hình website hoàn chỉnh.
Bước 3: Cài đặt Plugin Woocommerce.
Bạn có thể download plugin Woocomerce về tại đây và tải lên hoặc tìm kiếm trực tiếp từ giao diện cài mới plugin như ảnh bên dưới đây.

Thỉnh thoảng sẽ có một số plugin fake do đó bạn chú ý tên của nhà phát hành là Automattic nhé.
Sau khi kích hoạt bạn sẽ được đưa tới giao diện tiếp theo để hoàn thành cấu hình:

Với giao diện như ảnh trên bạn điền đầy đủ thông tin và bấm Hãy bắt đầu nào. Các thông tin như trong ảnh trên đều là những thông tin cá nhân của bạn nên mình không nói nhiều.
Tiếp theo chọn phương thức thanh toàn cho cửa hàng và bấm tiếp tục.

Tiếp theo chọn phương thức giao hàng và chi phí giao hàng.

Tiếp theo Woocommcerce sẽ khuyến khích các bạn cài đặt plugin Jetpack, đây là một plugin cùng nhà phát hành và rất mạnh mẽ, nó là một trong các Plugin cần thiết cho Wordpress mình khuyến khích các bạn nên cài đặt trong mỗi website sử dụng Wordpress.

Bước cuối cùng, hoàn thành phần cấu hình cơ bản.

Ở phần này bạn nên bấm vào Đi đến trang tổng quan chứ không nên bấm vào Tạo sản phẩm hoặc Nhập sản phẩm ngay. Vì đây mới là hoàn thành những cái cơ bản, chưa nên đăng sản phẩm ngay.
Với tất cả các bước trên bạn hoàn toàn có thể thay đổi các thông tin vừa cấu hình ở trong phần cài đặt Woocommerce nên bạn có thể bấm nhanh để bỏ qua tất cả. Tuy nhiên thì bạn nên điền đầy đủ và đúng ngay từ đầu, việc đó sẽ tiết kiệm thời gian và tránh nhầm lẫn.
Trước đây chỉ cần cài đặt plugin Woocommerce là bạn đã có thể đăng sản phẩm và bán nhưng hiện nay theo mình thấy họ đã tách ra thành một plugin nữa đó là Woocommerce Admin. Bạn phải cài đặt nó thì mới sử dụng hết tính năng của Woocommerce.
Đừng lo lắng vì khi cài đặt xong Woocommerce bạn sẽ được hướng dẫn để cài đặt plugin này, trong trường hợp bạn lỡ tắt thì bạn có thể tìm lại trong giao diện cài mới plugin như hình bên dưới đây.

Hướng dẫn cấu hình cơ bản Woocommerce.
Trong phần này mình sẽ nói qua những tính năng cơ bản của những phần quan trọng. Vì không thể nói hết tất cả các tính năng của Woocommerce trong một bài viết được.
1. Các chức năng chính.

Ở phần này gồm các danh mục chính như sau:
- Dashboard: Phần này quản lý chung, bao gồm các thống kê chung dùng để theo dõi hoạt động. Bạn đầu không cần phải quan tâm đến phần này.
- Đơn hàng: Tất cả thông tin về đơn hàng, các sản phẩm được mua sẽ xuất hiện ở đây theo thứ tự.
- Các ưu đãi: Phần này bạn dùng để tạo ra các mã giảm giá cho cửa hàng của bạn và quản lý các mã giảm giá đó.
- Báo cáo: Toàn bộ thống kê về cửa hàng của bạn, bao gồm đơn hàng, khách hàng và kho. THống kê chi tiết về số lượng hàng hóa theo từng tháng từng năm.
- Thiết lập: Cấu hình chi tiết cho cửa hàng, đây là phần bạn cần phải chú ý để thiết lập chính xác cửa hàng của bạn.
- Tình trạng, Phần mở rộng: Phần này liên quan đến kiến thức chuyên môn, bao gồm các thống kê về cấu hình và website nên bạn không cần phải quan tâm đến nó.
Trong các phần này mình sẽ nói về 2 phần quan trọng nhất là cấu hình chung và thiết lập phương thức thanh toán, khi hoàn thành hai cấu hình này bạn có thể tiến hành đăng sản phẩm và bán được rồi. Những cấu hình khác có thể để mặc định không sao cả.
2. Cấu hình chung.
Đầu tiên để thiết lập cấu hình chung bạn bấm vào phần Thiết lập.

Trong phần địa chỉ cửa hàng mình đã hướng dẫn bạn điền chính xác từ bước đầu, nếu muốn chỉnh sửa thì làm còn không thì giữ nguyên. Trong phần này nên quan tâm đến phần tiền tệ.
- Tiền tệ: Nếu bán hàng cho người Việt thì đương nhiên chọn là Đồng Việt Nam.
- Vị trí tiền tệ: Chọn là phải, như vậy ký hiệu sẽ là 100đ chứ không phải đ100.
- Ký tự phân tách phần ngàn: Đổi thành dấu chấm.
- Dấu cách phần thập phân: Đổi thành dấu phẩy.
- Số chữ số phần thập phân: Nếu không muốn lẻ thì chuyển thành 0. Thông thường tiền Việt Nam thì cũng nên đổi thành 0.
3. Cấu hình phương thức thanh toán.
Để cấu hình phương thức thanh toán bạn bấm vào Thiết lập – > tab Thanh toán.

Bật phương thức thanh toán bạn muốn sử dụng, nên sử dụng nhiều phương thức thanh toán để khách hàng lựa chọn. Thường thì ở cửa hàng ở Việt Nam nên có ít nhất là Chuyển khoản ngân hàng và Trả tiền mặt khi nhận hàng. Nếu bạn làm Dropshipping cho nước ngoài thì nên chọn thêm phương thức thanh toàn là Paypal.
Đọc thêm: Tài khoản Paypal là gì?
Sau khi bật phương thức thanh toán bấm vào Cài đặt, mình lấy ví dụ phương thức Chuyển khoản ngân hàng nhé.

Sau khi bấm vào cài đặt bạn kéo xuống dưới nhập thông tin tài khoản bao gồm Tên tài khoản, số tài khoản và Tên ngân hàng. Đối với các ngân hàng ở Việt Nam thì chỉ cần như vậy là đã có thể chuyển được tiền rồi nên Sort code, IBAN và BIC/Swift có thể để trống.
4. Đăng sản phẩm để bán.
Để đăng sản phẩm bạn bấm vào Sản phẩm -> Thêm mới.
Đây là toàn bộ giao diện đăng sản phẩm.

Với phần này mình không hướng dẫn chi tiết mà chỉ có một số chú ý như sau. Vì thực tế mình thấy đăng sản phẩm rất dễ, bạn chỉ cần nhập 3 sản phẩm là sẽ biết cách làm.
- Ảnh sản phầm và Album hình ảnh sản phẩm nên đăng ảnh to và cùng kích thước, Woocommerce sẽ tự động cắt ảnh để phù hợp với giao diện bên ngoài với những Theme chuẩn.
- Có 4 lọai sản phẩm bao gồm: Sản phẩm đơn giản, Sản phẩm nhóm, Sản phẩm liên kết và Sản phẩm có biến thể. Ban đầu bạn nên nhập thử 4 sản phẩm với 4 loại để xem nó hiện trên trang sản phẩm như thế nào. Đó là cách bạn học đăng sản phẩm. Tự bạn nên làm bạn sẽ hiểu.
- Ban đầu nên đăng đầy đủ vào tất cả các trường để kiểm tra phần đó được hiện ở đâu. Nếu không cần có thể xóa đi.
- Sau khi đăng mỗi sản phẩm bất kỳ đều phải kiểm tra nó trước khi đăng. Nhất là các Shop đã bày bán và có khách hàng.
Lời kết.
Ngoài việc lập trang web bán hàng để bày bán các sản phẩm theo hình thức kinh doanh truyền thống, bạn có thể làm mô hình Dropshipping. Đây là cách làm Dropshipping tiết kiệm chi phí nhất mà mình đã nói trong một số bài viết trước.
Hy vọng bài viết không quá sơ sài và bạn có thể hiểu được cách lập trang web bán hàng cho chính mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc và câu hỏi nào vui lòng để lại một bình luận bên dưới. Rất vui nếu giúp được cho bạn.
Ngoài ra nếu không thể tự làm, bạn có thể sử dụng dịch vụ làm website trên blog này. Hy vọng được hợp tác cùng với bạn.
Đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nhé.